Tham vấn là gì?

Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiệt cuộc sống củahọ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.

Tham vấn không phải là tư vấn (cố vấn)

Ở Việt Nam vẫn có sự nhầm lẫn về định nghĩa tham vấn và thuật ngữ thích hợp nên sử dụng để định danh nghề tham vấn. Thuật ngữ “Tư vấn” hay “Cố vấn” trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi với nghĩa tham vấn, hiểu theo nghĩa đen là “consultant” người cung cấp sự hỗ trợ cho thân chủ (giống như trong hợp đồng kinh tế).

Thuật ngữ “tham vấn” được sử dụng phổ biến hơn ở miền Nam, ngụ ý rằng yếu tố tâm lý giúp ích cho việc tăng cường khả năng cho thân chủ. Do đó thuật ngữ “tham vấn” tương đối phù hợp nhằm mô tả quá trình hỗ trợ của tham vấn vì nó biểu đạt chính xác hơn các kỷ năng, kiến thức và chuyên môn mà công việc đòi hỏi.

Nhà tham vấn  thường bị hiểu nhầm như  một người đưa ra những lời khuyên hoặc các gợi ý cho thân chủ để giải quyết các vấn đề của họ (giống như nhà cố vấn). Nhưng những cuộc giao tiếp theo kiểu cố vấn này hàm chứa một mối quan hệ “phụ thuộc” trong đó một “chuyên gia” “đầy hiểu biết” và “năng lực” sẽ cung cấp “cách giải quyết” vấn đề cho người kia giống như một bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Việc đưa ra lời khuyên chuyển tải đến thân chủ một bức thông điệp rằng: “Tôi hiểu vấn đề của anh/chị và sử lý nó tốt hơn anh/chị. Anh/chị không thể tự giải quyết vấn đề của mình”. Nói thân chủ “nên” làm gì không chỉ làm họ chán nản mà còn thể hiện sự tôn trọng khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ.

Tham vấn là một nghề nghiệp đầy thách thức

Những người không nắm được kỷ năng tham vấn và những yêu cầu của tập huấn tham vấn thường cho rằng đó là một nghề “dễ dàng”; xét cho cùng có việc gì dễ hơn là chỉ nghe người khác nói? Nhưng đây là một sự hiểu nhầm đáng tiếc; trên thực tế tham vấn là một nghề rất khó. Hàng ngày, nhà tham vấn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp và căng thẳng. Chẳng hạn, khi tham vấn với trẻ em, nhà tham vấn thường phải đối mặt với những tình huống như bị bỏ rơi, hoặc lạm dụng tình dục hoặc thân thể. Nhiều thân chủ không muốn gặp gỡ nhà tham vấn hoặc có thể miển cưỡng khi phải thay đổi nhận thức, tình cảm và những cách xử sự đã hình thành từ lâu trong cuộc sống. Thân chủ thường bày tỏ các vấn đề thuộc về hành vi và cảm xúc (thường là kết quả của những nỗi đau hay các vấn đề tâm lý khác)

Một nhà tham vấn cần hiểu rằng những vấn đề phức tạp trong cuộc sống của thân chủ không thể giải quyết được trong một khoản thời gian ngắn. Quá trình tham vấn đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng giải quyết các vấn đề trong sự kiểm soát của than chủ. Chẳng hạn, không thể tách sự đau khổ ra khỏi những tra’i nghiệm tổn thương, hoặc xóa đi những ký ức không vui từ ý thức của họ. Tuy nhiên vẫn có thể giúp thân chủ giải tỏa những cảm xúc liên quan đến những sự  kiện đó, đặt những sự kiện vào bối cảnh và triển khai cách giải quyết. Mặc dù việc “khoét sâu” vào những trải nghiệm đau đớn là không dễ dàng cho thân chủ nhưng cũng không nên khuyến khích họ “quên” chúng.

Nhà tham vấn cố gắng giúp đỡ thân chủ “làm rõ” những điều sai trái trong cuộc sống của họ và tiếp cận cuộc sống với thái độ mới và tích cực hơn. Cho dù tham vấn không thể làm cho vấn đề biến mất một cách kỳ diệu nhưng sức mạnh  của sự lắng nghe và được lắng nghe là một phần quan trọng của quá trình chữa lành vết thương và có thể ngăn chặn thân chủ khỏi việc sử dụng những hành vi mang tính hủy hoại như những biện pháp để đối diện với những cảm xúc áp chế.

Mọi người thường muốn trốn tránh hoặc phớt lờ những vấn đề tâm lý. Ví dụ, người lớn thường nói với trẻ em rằng: “đừng băn khoăn” “những điều phiền muộn của cháu sẽ qua đi cùng với thời gian” “đừng nghĩ về những chuyện buồn của cháu nữa”. Trái lại, nhà tham vấn thừa nhận rằng, các cảm xúc là những khía cạnh tự nhiên trong hành vi của con người. Những cảm xúc đó nên được biểu đạt ra ngoài và giải tỏa. Những cảm xúc không được giải tỏa sẽ bị “kìm nén” và những người chôn giấu các cảm xúc cuối cùng sẽ thể hiện bản thân theo những cách tiêu cực.

Nhà tham vấn không nên hy vọng có thể giải quyết các vấn đề của mọi thân chủ mà họ tham vấn. Họ có thể giúp đở thân chủ bằng cách lắng nghe, ủng hộ, thông cảm thân chủ. Nhà tâm lý hướng dẫn các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thân chủ có thể sử dụng trong cuộc sống của họ. Luôn luôn ghi nhớ rằng thay đổi nhằm cải thiện trạng thái tâm lý là trách nhiệm của thân chủ; nhà tham vấn hỗ trợ và hướng dẫn thân chủ trong quá trình tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống, nhưng sự lựa chọn cuối cùng nằm ở thân chủ.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THAM VẤN VÀ CỐ VẤN (TƯ VẤN)

THAM VẤN CỐ VẤN
Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn. Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.
Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau Nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ
Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét. Mối quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không quyết định kết quả cố vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn
Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoản thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết chúng)  Quá trình cố vấn chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không lâu bền; vấn đề sẽ lập lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết.
Nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ; vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho các thân chủ đến những hướng lành mạnh nhất Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng của thân chủ
Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ Nhà cố vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó ( chẳng hạn quản lý tài chính)
Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ Tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn
Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ Nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ.
Thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện: Nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên

Theo http://www.honviet.com.vn/tam-ly-va-doi-song/tu-van-tam-ly/688-tham-vn-tam-ly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *