SƠ CỨU TÂM LÝ CHO DOANH NGHIỆP

(Psychological First Aid for Businesses)

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN NHÂN VIÊN

Tổng quan

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN NHÂN VIÊN là chuyên đề thuộc lãnh vực Sơ cứu sức khỏe tâm thần – một chương trình huấn luyện trong các tổ chức và doanh nghiệp, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế của 

  1. Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ – American Psychological Association (APA).
  2. Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới – World Health Organization (WHO).

nhằm mục đích giới thiệu cho đối tượng là nhân viên và quản lý các cấp những yếu tố rủi ro và các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần, đồng thời xây dựng sự hiểu biết sâu sắc về tác động của chúng và các hỗ trợ phổ biến.

Chuyên đề huấn luyện với thời lượng 8 giờ này sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhập vai và mô phỏng các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần và cách kết nối mọi người với các hình thức dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và các chương trình tự trợ giúp phù hợp.

Nội dung chương trình cũng huấn luyện các yếu tố rủi ro phổ biến và các dấu hiệu cảnh báo của các loại bệnh cụ thể, như lo âu, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống và tâm thần phân liệt.

Ngoài ra, nội dung trong lãnh vực Sơ cứu sức khỏe tâm thần này cũng hướng dẫn người tham dự một kế hoạch hành động năm bước, ALGEE, để hỗ trợ một người nào đó đang phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần hoặc đang trong cơn khủng hoảng cảm xúc:

  • Đánh giá nguy cơ tự tử hoặc gây hại
  • Lắng nghe mà không phán xét
  • Đưa ra lời trấn an và thông tin
  • Khuyến khích sự giúp đỡ chuyên nghiệp phù hợp
  • Khuyến khích tự giúp đỡ và các chiến lược hỗ trợ khác

Nội dung huấn luyện trong Sơ cứu sức khỏe tâm thần cũng chuẩn bị cho người tham gia tương tác với một người đang trong cơn khủng hoảng và kết nối người đó với sự giúp đỡ.

Người sơ cứu không đảm nhận vai trò của những người chuyên nghiệp — họ không chẩn đoán hoặc cung cấp bất kỳ tư vấn hoặc liệu pháp nào. Thay vào đó, chương trình cung cấp các công cụ cụ thể và trả lời các câu hỏi chính, như “tôi phải làm gì?” và “ai đó có thể tìm thấy sự giúp đỡ ở đâu?

MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH

  1. Mục tiêu chính:
    • Trang bị cho nhân viên kỹ năng sơ cứu tâm lý cơ bản, giúp hỗ trợ đồng nghiệp và bản thân trong các tình huống khủng hoảng tâm lý (Psychological Crisis).
    • Tăng cường sự kiên cường (Resilience) và khả năng ứng phó của doanh nghiệp trước các tình huống bất ngờ.
  2. Lợi ích cho doanh nghiệp:
    • Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và hỗ trợ (Supportive Workplace).
    • Giảm thiểu tác động tiêu cực của stress và khủng hoảng đối với năng suất làm việc (Work Productivity).
    • Tạo cơ hội cải thiện văn hóa doanh nghiệp thông qua sự quan tâm đến sức khỏe tâm lý.

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

  • Quản lý cấp trung và cấp cao.
  • Chuyên viên nhân sự, đội ngũ hỗ trợ nhân sự.
  • Nhân sự phụ trách an toàn, y tế nội bộ, phúc lợi.
  • Các nhân viên chủ chốt và trưởng nhóm mong muốn nâng cao kỹ năng hỗ trợ đồng đội.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Phần 1: Giới thiệu Psychology First Aid (PFA)

  1. Định nghĩa PFA: Sơ cứu tâm lý là gì? 
  2. Tầm quan trọng của PFA trong doanh nghiệp.
  3. Nguyên tắc chính của PFA.

Phần 2: Nhận diện các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý

  1. Các dấu hiệu về cảm xúc: căng thẳng, lo âu, sợ hãi.
  2. Các dấu hiệu về hành vi: thay đổi trong thái độ, mất tập trung.
  3. Các yếu tố nguy cơ: biến cố cá nhân hoặc tổ chức.

Phần 3: Kỹ năng cơ bản trong PFA

  1. Kỹ năng lắng nghe tích cực: cách thể hiện sự quan tâm chân thành.
  2. Kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp: làm thế nào để tránh gây thêm áp lực.
  3. Kỹ năng hỗ trợ và trấn an: thực hành kỹ thuật làm dịu căng thẳng.
  4. Kết nối nguồn lực: cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp.

Phần 4: Các Mô Hình Chính Ứng Dụng trong Sơ cứu Tâm lý cho Doanh nghiệp

1. Mô hình R.A.P.I.D của Johns Hopkins

  • Mô hình R.A.P.I.D được phát triển bởi Trung tâm Johns Hopkins, tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ tâm lý ngay lập tức cho những người trải qua sự kiện căng thẳng.
  • Áp dụng trong tình huống khủng hoảng như sa thải hàng loạt, tai nạn tại nơi làm việc.

2. Mô hình SAFER-R của Mitchell

  • Mô hình SAFER-R được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tâm lý ngắn hạn và tập trung vào việc khôi phục chức năng bình thường.
  • Áp dụng trong các chương trình phúc lợi nhân viên (Employee Assistance Programs).

3. Mô hình Psychological First Aid (PFA) của WHO

  • Được Tổ chức Y tế Thế giới phát triển, mô hình này tập trung vào việc hỗ trợ con người trong các tình huống khẩn cấp và thảm họa.
  • Áp dụng trong quản lý khủng hoảng doanh nghiệp.
  • Đào tạo nhân viên về cách hỗ trợ đồng nghiệp trong tình huống căng thẳng.

Phần 5: Ứng dụng PFA trong môi trường doanh nghiệp

  1. Tình huống thực tế: hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp khủng hoảng cá nhân.
  2. Quản lý khủng hoảng tập thể: khi doanh nghiệp đối mặt với thách thức lớn (ví dụ: tái cấu trúc, sa thải).
  3. Vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt hỗ trợ tâm lý.

Phần 6: Lập kế hoạch hỗ trợ tâm lý dài hạn

  1. Xây dựng nhóm hỗ trợ tâm lý nội bộ.
  2. Đào tạo nhân viên chủ chốt về kỹ năng sơ cứu tâm lý.
  3. Triển khai các hoạt động hỗ trợ sức khỏe tinh thần như ngày hội sức khỏe.

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

  • Thuyết trình kết hợp thực hành: minh họa tình huống thực tế.
  • Phân vai tình huống: xử lý các kịch bản phổ biến.
  • Thảo luận nhóm: chia sẻ kinh nghiệm và bài học.
  • Đánh giá sau đào tạo: đo lường hiệu quả và cải thiện.

📞 0703 664 622

📫 cskh.hocviennewme@gmail.com