12 Dấu Hiệu Bình An Đích Thực
- Thường suy nghĩ và hành động tự nhiên thay vì từ nỗi sợ dựa trên trải nghiệm quá khứ
- Có khả năng hiển nhiên về việc tận hưởng từng giây phút
- Không có hứng thú trong việc phê phán cái tôi
- Không có khao khát phán đoán chỉ trích người khác
- Không có hứng thú với sự xung đột mâu thuẫn
- Không có hứng thú trong việc phân tích lý giải hành động của người khác
- Không lo sợ một dấu hiệu rất quan trọng
- Thường xuyên cảm nhận lòng biết ơn sâu sắc
- Có những cảm giác hài lòng về sự gắn kết với người khác và với thiên nhiên
- Thường xuyên có những nụ cười theo cách của trái tim
- Tăng khả năng xúc cảm yêu thương rộng mở cho những người khác và có khao khát muốn mở rộng yêu thương
- Gia tăng xu thế để sự việc xảy ra hơn là khiến sự việc diễn ra
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÌNH AN NỘI TÂM?
Hãy bắt đầu bằng việc cho phép bản thân chữa lành những tổn thương bên trong của bạn trên hành trình đi tìm chính mình.
Thông thường, cá nhân ít khi nhận ra ảnh hưởng kéo dài trong Vô thức của những tổn thương trong quá khứ liên quan đến tuổi thơ của bản thân mình, khiến cho họ ở hiện tại có khuynh hướng rơi vào một trong những điều sau:
- Những nỗ lực tuyệt vọng để tránh bị bỏ rơi (thực tế hoặc tưởng tượng)
- Những mối quan hệ căng thẳng không ổn định thay đổi giữa sự lý tưởng hoá và sự coi thường người khác
- Một hình ảnh không ổn định về bản thân hoặc cảm giác về bản thân
- Gây ra những tình huống có thể gây hại cho bản thân (ví dụ, tình dục không an toàn, ăn uống vô độ, lái xe thiếu thận trọng)
- Thay đổi nhanh về tâm trạng, bốc đồng về cảm xúc
- Cảm giác trống rỗng dai dẳng
Theo học thuyết của Phân Tâm học cổ điển của Sigmund Freud, ông ví tâm trí con người giống như một tảng băng trôi trên biển, chia làm 3 phần/tầng:
- Phần nổi của tảng băng trên mặt nước chính là Ý thức.
- Phần rìa ngay mặt nước chính là Tiềm thức.
- Phần tảng băng lớn nhất chìm hẳn xuống dưới mặt nước (có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với phần nổi trên mặt nước), chính là Vô thức.
Như vậy,
- Ý thức chính là sự biết và nhận thức được thực tại của bản thân thông qua ngũ quan, còn gọi là phần lý trí.
- Vô thức chính là những yếu tố hỗn độn, lộn xộn mà Ý thức hay lý trí không thể kiểm soát, và vẫn đang luôn ảnh hưởng trên con người về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
- Tiềm thức là tên gọi phần/tầng thứ hai trong cấu trúc tâm trí con người. Nó kết nối với phần cuối của Ý thức và phần đầu của Vô thức.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Tiềm thức tại đây.
Và Thôi miên Trị liệu chính là công cụ tác động đến Tiềm thức một cách sâu sắc, giúp ích cho việc chữa lành những tổn thương bên trong của bạn.
- Đừng để những hiểu lầm về khái niệm Thôi miên cản trở bạn.